“Xanh hóa”: Mô hình giúp doanh nghiệp Việt phát triển nhanh, bền vững 2
CategoriesTin thị trường

Theo các chuyên gia kinh tế, rất nhiều quỹ đầu tư rút vốn khỏi Việt Nam vì vấn đề bảo vệ môi trường. Ngày nay, với xu hướng “tiêu dùng xanh”, “tín dụng xanh”, các doanh nghiệp sẽ không huy động được vốn, không tiếp cận được các quỹ đầu tư, các ngân hàng lớn trên thế giới nếu mô hình kinh tế không “xanh”.

Muốn phát triển bền vững phải “xanh”

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), nền kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Kinh tế tuần hoàn đem lại 4 lợi ích cơ bản thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, bao gồm: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội. Phát triển KTTH giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất.

TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết, sau sự kiện Fomosa, rất nhiều quỹ đầu tư rút vốn khỏi Việt Nam vì vấn đề bảo vệ môi trường. Ngày nay, với xu hướng “tín dụng xanh”, các doanh nghiệp sẽ không huy động được vốn, không tiếp cận được các quỹ đầu tư, các ngân hàng lớn trên thế giới nếu mô hình kinh tế không “xanh”. Muốn phát triển bền vững, muốn vay vốn ưu đãi, các doanh nghiệp phải “xanh”, “sạch”.

Cơ hội và thách thức

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho rằng, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Vì vậy, thực hiện mô hình KTTH sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững. Việc chuyển đổi sang KTTH là một cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT), doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển KTTH thuận lợi. Theo đó, Chính phủ đang khuyến khích và tạo cơ chế cho kinh tế tư nhân phát triển. Việt Nam đã và đang hướng đến cách mạng 4.0, áp lực của thiếu hụt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và lượng chất thải lớn nên phát triển KTTH nhận được sự đồng thuận cao và ủng hộ của xã hội.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức trong phát triển KTTH ở Việt Nam. Đó là: nhận thức đúng về bản chất của KTTH; KTTH gắn với đổi mới công nghệ và thiết kế. Việt Nam vẫn chưa có hành lang pháp lý, bộ tiêu chí để nhận diện đánh giá KTTH. KTTH cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp chia sẻ, gắn kết các bên liên quan; phải có đội ngũ chuyên gia giỏi; công nghệ tái chế, tái sử dụng tốn kém…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, mặc dù KTTH là tương lai của doanh nghiệp nhưng vẫn là khái niệm còn mới. Trên thế giới chưa có nước nào có bộ luật hoàn chỉnh về kinh tế thị trường để hướng dẫn thực hiện. Trong khi đó, nhu cầu triển khai phát triển KTTH là hiện hữu trước mắt và cần có chỉ số rõ ràng để nhận diện, đo lường được tính tuần hoàn của doanh nghiệp.

Ông Vinh cho rằng, động lực để chuyển đổi KTTH chính là các yêu cầu của phát triển bền vững (đảm bảo các nhu cầu hiện tại và tương lai); bảo tồn đa dạng sinh học; mở ra các cơ hội việc làm); và giải quyết các vấn đề về ô nhiễm và biến đổi khí hậu.

Hướng tới KTTH, ông Trần Quốc Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế (Bộ KH&ĐT) đưa ra mô hình khu công nghiệp sinh thái. Trong phát triển KTTH, mô hình khu công nghiệp sinh thái là một yêu cầu tất yếu bởi vấn đề bảo vệ môi trường cao hơn, tỷ lệ cây xanh đạt 25%, tái chế nước thải sử dụng lại cho sản xuất có thể tới 40%… Giải pháp cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái cũng là một trong những công cụ thực hành “kinh tế tuần hoàn” để phát triển bền vững. Chất thải của doanh nghiệp này có thể là nguyên liệu của một doanh nghiệp khác, giúp chu trình sản xuất khép kín, giảm thiểu rác thải, bảo vệ hệ sinh thái.

Khu Công nghiệp Dệt May Rạng Đông (Aurora IP) tại Nam Định đã xuất sắc đạt 2 giải thưởng “Dự án Công nghiệp tốt nhất” và “Dự án Thương mại Xanh tốt nhất” tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2020

Theo Khoa Học Đời Sống

Tham khảo dự án Khu Công Nghiệp Dệt May Rạng Đông – AURORA IP đạt Giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru lần thứ 06

THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỊA ỐC CÁT TƯỜNG
– VPGD tại TPHCM: 259A Nguyễn Văn Trỗi, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
– VPGD tại Cần Thơ: Số 357, đường 30 Tháng 4, P.Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ
– VPGD tại Hậu Giang: Số 2 Trần Hưng Đạo, P.5, TP. Vị Thanh, Hậu Giang.
– Website: www.duancattuong.com
– Hotline: 090 188 68 77

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Để lại thông tin quan tâm về dự án, tư vấn viên của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay khi nhận được thông tin. Hoặc liên hệ trực tiếp qua số hotline: 0919.05.49.05